Bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học giúp đánh giá chất lượng học tập của sinh viên trong khoảng thời gian dài. Bạn đọc có thể tham khảo 5 mẫu tiểu luận phương pháp luận nghiên cứu khoa học hay nhất mà Tri Thức Cộng Đồng chia sẻ dưới đây! Ngoài ra chúng tôi còn chia sẻ 16 đề tài tiểu luận hấp dẫn cùng cách làm bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học vô cùng chi tiết và dễ hiểu!


+ 10 mẫu bìa luận văn, tiểu luận chuẩn kèm link download

+ Chia Sẻ Cách Làm Bài Tiểu Luận Chi Tiết Từ A – Z


1. Tổng hợp 2 nhóm phương pháp nghiên cứu

*

Các phương pháp nghiên cứu khoa học thường được sử dụng trong khi nghiên cứu khoa học được chia thành thành hai nhóm chính: phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 

– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Là thao tác dựa trên những dữ liệu, thông tin có sẵn, được đưa ra trước đó để làm tư liệu và rút ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm các phương pháp:

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyếtPhương pháp lịch sửPhương pháp giả thuyếtPhương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyếtPhương pháp mô hình hóa

– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Bao gồm các thao tác sử dụng hành động thực tế và trực tiếp để đưa ra những kết quả phục vụ cho vấn đề cần nghiên cứu, từ đó có cái nhìn xác thực và khách quan hơn để rút ra bản chất và quy luật liên quan đến vấn đề. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: 

Phương pháp điều traPhương pháp quan sát khoa họcPhương pháp thực nghiệm khoa họcPhương pháp phân tích tổng kết thí nghiệmPhương pháp chuyên gia
*
Chia Sẻ Cách Làm Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học

7.1. Phần mở đầu

Bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học có phần mở bài khá phức tạp, đòi hỏi bạn phải xác định và phân tích kỹ đề bài, xác định cụ thể các vấn đề xung quanh nó. 

– Lý do chọn đề tài: 

Với tất cả các bài luận thì lý do chọn đề tài luôn là một phần bắt buộc. 

Đây là phần mà bạn sẽ trả lời rằng “Tại sao tôi lại nghiên cứu về vấn đề này?”. 

Nhiệm vụ của bạn đó là cần nêu ra được lý do cả về lý luận và thực tiễn cũng như sự cấp bách, cần thiết của việc nghiên cứu. 

Nên nhớ, nếu không có tính “thời sự” ở trong vấn đề cần nghiên cứu thì bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học của bạn sẽ thiếu đi tính thực tế và gây mất điểm 

– Mục đích nghiên cứu: 

Nhiều bạn thường nhầm lẫn giữa lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu và cho rằng hai điều này là một. 

Tuy nhiên, trong phần mục đích nghiên cứu, điều bạn cần làm đó là trình bày một cách hệ thống và logic các phương pháp nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài mà bạn chọn. Sau đó bạn cần giải thích những khái niệm, nội dung cơ bản của từng phương pháp. 

– Nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích đề tài: 

Dựa trên những cơ sở mục đích đã đề ra trước đó, bạn cần khẳng định rằng nhiệm vụ nghiên cứu của bài tiểu luận này đó chính là giải quyết những vấn đề sau: 

Làm rõ cơ sở lý luậnNghiên cứu thực tiễn Đưa ra kết luận, kiến nghị, đề xuất giải pháp 

– Đối tượng và khách thể trong phân tích, nghiên cứu đề tài: 

Ở đây bạn cần phân biệt được hai khái niệm là đối tượng và khách thể nghiên cứu. 

Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.Khách thể nghiên cứu: là những cá nhân, nhóm xã hội cụ thể chứa đựng vấn đề cần nghiên cứu.

Bạn đang xem: Luận văn nghiên cứu khoa học

– Phạm vi phân tích, nghiên cứu đề tài: 

Một bài tiểu luận không nên trình bày trong một khuôn khổ phạm vi quá rộng, nó cần được thu hẹp lại trong một phạm vi nhất định khi xét đến các khía cạnh: không gian, thời gian và lĩnh vực. 

– Phương pháp phân tích, nghiên cứu đề tài: 

Trình bày đầy đủ và chi tiết các phương pháp mà bạn sẽ sử dụng trong bài tiểu luận. 

7.2. Phần nội dung

Phần nội dung là phần chính của bài tiểu luận, quyết định sự thành bại của toàn bài. Thông qua phần nội dung, thầy cô sẽ đánh giá được khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, khả năng lập luận của cá nhân bạn. 

Trong phần nội dung, bạn cần trình bày được những vấn đề sau: 

– Cơ sở lý luận: Tại đây, bạn trình bày ba nội dung chính bao gồm: 

Lịch sử nghiên cứu: các công trình nghiên cứu đã được các tác giả thực hiện trước đóCác khái niệm xung quanh liên quan trực tiếp đến vấn đề cần nghiên cứuCác đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu của tiểu luận, những đặc điểm này nói lên vấn đề gì, có móc nối và liên hệ gì với nhau.

– Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu:

Khảo sát thực trạng dựa vào các phương pháp nghiên cứu như phỏng vấn trực tiếp, thống kê, bảng câu hỏi. Sau đó thực hiện xử lý số liệu thống kê…Nguyên nhân của thực trạng: Từ những thực trạng đã được nghiên cứu trước đó, dựa vào khả năng, kiến thức của bản thân, bạn cần trình bày được nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. 

Lưu ý, khi đưa ra nguyên nhân bạn cần soi xét dưới nhiều góc độ khác nhau, đứng trên lập trường khách quan chủ quan, thậm chí là đặt mình vào trị trí của các khách thể nghiên cứu để có cái nhìn toàn cảnh nhất. 

– Giải pháp thực hiện: 

Những giải pháp đưa ra cần tương ứng với những thực trạng, hậu quả đã trình bày. Những giải pháp này cũng cần được khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau. 

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý tránh trình bày giải pháp theo kiểu chung chung, không có chính kiến và quan điểm cá nhân của mình ở trong đó. 

– Kết quả nghiên cứu: 

Tiến hành thực nghiệm và so sánh kết quả thực nghiệm từ đó đưa ra nhận định đánh giá. 

Lưu ý những đánh giá này cần có cái nhìn đa chiều, tránh đơn điệu, thiếu sâu sắc. 


7.3. Phần kết luận và kiến nghị

Trong phần kết luận và kiến nghị, bạn cần tóm tắt lại nội dung chính của tiểu luận. Sau đó trình bày ngắn gọn các giải pháp để giải quyết hiệu quả vấn đề. 

Cuối cùng bạn đưa ra khuyến nghị, hướng phát triển của đề tài.

7.4. Danh mục tài liệu tham khảo

Trong phần này, bạn cần trình bày tất cả tài liệu tham khảo bao gồm tất cả các công trình nghiên cứu, tác giả đã được trích dẫn trong tiểu luận. 

Những tài liệu tham khảo này cần được sắp xếp có hệ thống, được sắp xếp theo đúng quy định của một bài tiểu luận. Như vậy thầy cô mới dễ dàng tra cứu và kiểm tra khi cần thiết. 

7.5. Phụ lục (nếu có)

Nhìn chung, đây chính là phần thông tin thêm cho người đọc tham khảo và đối chiếu. 

Tóm lại, để làm bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học sao cho đúng, đủ thì bạn chỉ cần bám sát theo cấu trúc của dạng bài này. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể nắm được cách làm bài sao cho hiệu quả để đạt điểm cao nhất. 

8. Tổng hợp kho 20 đề tài tiểu luận

Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học: Áp dụng các nguyên tắc sáng tạo trong mật mã hóa Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học: Các phương pháp tư duy sáng tạo Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học: Ứng dụng phương pháp luận sáng tạo và đổi mới trong công nghệ thông tinTác động của Nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nayTiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học: Ứng dụng công nghệ và khoa học vào quản lý đất đai thời kỳ đổi mới Năng lực ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong học tập ngoại ngữ của sinh viên trường… Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học: Phân tích các lỗi thường gặp của sinh viên khi học tiếng anh Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp đề xuất Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học: Giải pháp kỹ thuật thi công cầu đường ở nông thôn Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học: Giải pháp công nghệ in 3D trong lĩnh vực in ấn hiện nay Giải pháp nâng cao chất lượng công trình giao thông Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong trà sữa trân châu hiện nay Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá văn hóa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên khi ra trường Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học: Các xu hướng tiêu dùng hàng ngoại của người Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hội nhập hiện nay Đề xuất giải pháp sử dụng trái thanh long để chế biến nước uống lên men

Trên đây là những chia sẻ hữu ích mà Tri Thức Cộng Đồng muốn gửi gắm đến quý bạn đọc! Hy vọng những mẫu tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chọn lọc, 16 đề tài hấp dẫn cùng cách làm bài chi tiết trên sẽ giúp các bạn hoàn thiện môn học của mình. Cuối cùng, chúc các bạn có một bài tiểu luận đạt kết quả như mong đợi, đừng quên đón xem những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thật nhiều kiến thức mới!

Tài liệu tham khảo:

Tiến sĩ Đoàn Hoài Nhân (2021). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế. Ngô Đình Qua (2005). Phương pháp nghiên cứu khoa học (Tái bản lần thứ 2). NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Xem thêm: Những Bài Hát Buồn Về Cuộc Sống ? Những Bài Hát Buồn Có Thể Làm Bạn Rơi Lệ

Dương Thiệu Tống (2005). Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý. NXB Khoa học xã hội.