Thế giới tự nhiên đa dạng và nhiều màu sắc. Đã bao giờ bạn tự hỏi đâu mới là sinh vật nguy hiểm nhất hành tinh hay chưa? Chắc hẳn nhiều người vẫn cho rằng những động vật đáng sợ như hổ, báo, cá mập hay cá sấu mới là những con vật đứng đầu trong danh sách này. Thực tế cho thấy có những sinh vật tồn tại hàng ngày, xung quanh chúng ta mới chính là nguyên nhân của hàng nghìn ca tử vong mỗi năm. Không để bạn đọc phải chờ đợi lâu hơn nữa. Ngay dưới đây là danh sách những con vật nguy hiểm nhất thế giới. Hãy cùng quanangiangghe.com khám phá nhé!

Bài viết nổi bật:


*

Những con vật nguy hiểm nhất thế giới tự nhiên


Nội dung bài viết

6 Cá sấu nước mặn

Muỗi


*

Muỗi là trung gian gây bệnh truyền nhiễm


Sát thủ số một thế giới không loài vật nào khác chính là những anh em nhà muỗi. Sinh vật này được mệnh danh là “Ma cà rồng” của giới tự nhiên. Bằng cách tiếp cận và hút máu người, muỗi gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm ở khắp mọi nơi trên thế giới. Muỗi có khả năng truyền nhiễm các căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, cảm cúm. Những căn bệnh này không được điều trị kịp thời là nguyên nhân dẫn đến những cái chết thương tâm ở người. Các nghiên cứu cho thấy, bằng việc tiếp xúc trực tiếp với máu người, muỗi dễ dàng bị nhiễm ký sinh trùng gây bệnh. Có thể nói loài vật này là trung gian, gieo rắc đại dịch hàng nghìn năm nay. 

Loài vật này sở hữu một vài đặc điểm kỳ lạ. Nếu như muỗi cái hút máu người để duy trì sự sống thì muỗi đực lại hút mật hoa. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng những loại virus gây bệnh truyền nhiễm làm tăng sự khát máu của muỗi. Đặc biệt là virus gây bệnh sốt xuất huyết. Các loại virus này làm kích thích gene, khiến các giác quan của muỗi trở nên nhạy bén và chính xác hơn. Được mệnh danh là con vật nguy hiểm nhất thế giới, muỗi cũng đồng thời được xếp vào danh sách những động vật có tốc độ bay chậm nhất. Tuy nhiên, những điều này cũng không thể khiến kẻ ở vị trí thứ hai lật độ ngôi vương của muỗi về độ nguy hiểm.

Bạn đang xem: Những con vật nguy hiểm nhất thế giới

Rắn hổ mang bành Châu Á


*

Rắn hổ mang bành Châu Á với nọc độc cực mạnh


Đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách này chính là hổ mang bành Châu Á. Mặc dù rắn hổ mang không phải loài vật có nọc độc mạnh nhất nhưng chúng chính là nguyên nhân dẫn đến hàng trăm nghìn ca tử vong mỗi năm. Đặc biệt là ở khu vực Châu Á và Châu Phi. Loài rắn hổ mang này có thân hình tương tự các loài rắn khác. Tuy nhiên, cổ của chúng thể bành ra nên được gọi là rắn hổ mang bành. Nọc độc của rắn hổ mang được xếp vào loại kịch độc. Vết cắn của loài này có khả năng gây suy hô hấp, tê liệt hệ thần kinh và tử vong trong vòng 30 phút. 

Thức ăn chủ yếu của hổ mang bành là chim, chuột, ếch nhái. Chúng chỉ tấn công con người trong trường hợp cảm thấy bị đe dọa do tiếp xúc quá gần. Thiên địch trong tự nhiên của hổ mang bành là cầy và chim săn mồi. Rắn hổ mang bành có rất nhiều chi, trong đó có hổ mang bành Châu Á. Hiện nay, loài vật này thường phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Châu Phi. 

Sứa hộp Australia


*

Sứa hộp Australia với lượng độc tố đủ để giết chết hơn 3000 người


Sứa hộp Australia cũng được xếp vào danh sách những con vật nguy hiểm nhất thế giới. Loài vật này được mệnh danh là ong bắp cày biển. Chúng sở hữu lượng nọc độc nhiều nhất trong số các sinh vật mà con người biết đến. Sứa hộp có chiều dài khoảng 4,5 mét; đường kính 30 cm và 60 xúc tu. Cơ thể trong suốt, to lớn khiến nhiều người rơi vào bẫy độc của loài vật này. Mỗi xúc tu của sứa hộp Australia có thể chứa tới 5000 ngòi độc, đủ sức để hạ gục 60 người trưởng thành chỉ trong vài phút đồng hồ. Theo lý thuyết này thì mỗi con sứa hộp Australia có khả năng giết chết hơn 3000 người. Quả là một sinh vật đáng sợ!

Sứa hộp Australia là một sinh vật kỳ lạ! Chúng có tới 24 con mắt. Trong quá trình giao phối, con đực và con cái không hề tiếp xúc với nhau. Một lượng lớn tinh trùng và trứng sẽ được thả vào nước biển. Quá trình thụ tinh sẽ được diễn ra hoàn toàn tự nhiên. Tế bào được thụ tinh và phát triển dần lên thành những con sứa trưởng thành. Sứa hộp không để lại hóa thạch một cách rõ ràng nên những nghiên cứu về chúng còn khá mơ hồ. Sinh vật này vẫn là một trong những bí ẩn của tự nhiên.

Cá mập trắng lớn


*

Cá mập trắng – Kẻ mạnh nhất đại dương


Cá mập trắng là một trong những gã hung thần đại dương mạnh mẽ nhất. Sinh vật này sở hữu kích thước to lớn, tốc độ cực nhanh cùng bộ hàm được ví như cỗ máy xay khổng lồ. Bất kể loài vật nào lọt vào tầm ngắm của cá mập trắng đều không có cơ hội trở mình. Loài vật này ung dung đứng đầu chuỗi thức ăn, bản năng khát máu khiến chúng tấn công cả con người. Các số liệu ghi lại được cho thấy hàng năm có tới hàng trăm người chết vì bị cá mập tấn công. Trên thực tế thì con số này còn nhiều hơn thế nữa.

Cá mập trắng có cơ thể dài tới 8 mét và khối lượng hơn 3 tấn. Tuổi thọ của cá mập trắng được các nhà khoa học ước lượng vào khoảng 70 năm. Loài cá mập này sinh sống chủ yếu ở vùng ven biển Hoa Kỳ, Địa Trung Hải, Nam Phi và một số khu vực khác. Các chuyên gia hải dương học cho rằng, đây là sinh vật có tính toán trong chiến lược săn mồi. Chúng cũng được đánh giá là có bản năng săn mồi cực kỳ tàn nhẫn. Hiện nay, có mập trắng khổng lồ đang được xếp vào loài dễ tổn thương. Các số liệu cho thấy quần thể loài đang giảm dần từ 1970 cho đến nay.

Sư tử Châu Phi


*

Nhân vật nguy hiểm nhất vùng đất Châu Phi bí ẩn


Đứng thứ 5 trong danh sách này chính là một đại diện đến từ họ nhà mèo. Sư tử Châu Phi sở hữu hàm răng sắc nhọn, móng vuốt đáng sợ cùng tốc độ kinh hoàng. Đây cũng là sinh vật thống trị vùng đất Châu Phi bí ẩn. Sư tử thường sinh sống theo bầy đàn. Thức ăn chủ yếu của chúng là những loài động vật ăn cỏ. Sư tử Châu Phi thường không tấn công con người. Nhưng trong một số trường hợp, nguồn thức ăn cạn kiệt, chúng sẵn sàng tập kích cả con người. Các số liệu ghi nhận được cho thấy, sư tử tấn công và làm tử vong ít nhất 70 người/năm. Mỗi năm sư tử Châu Phi biến ít nhất 250 người thành con mồi của chúng.

Xem thêm: Những Vấn Đề Cần Quan Tâm Khi Bọc Răng Sứ Cả Hàm Giá Bao Nhiêu Tiền? Có

Bầy đàn sư tử sinh hoạt theo chế độ mẫu hệ. Luôn luôn có một con cái lạnh đạo toàn bộ bầy đàn. Con cái chịu trách nhiệm trong toàn bộ quyết định lớn nhỏ. Chúng cũng phụ trách việc nuôi con, săn bắt và bảo vệ vùng lãnh thổ. Các con đực thường không gắn bó quá lâu với một bầy đàn. Sư tử đực thường lựa chọn di chuyển đến những bầy khác nhau sau khoảng vài năm. Các nhà khoa học cho rằng đây là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sự đa dạng di truyền của loài sư tử. Hiện nay, số lượng cá thể sư tử Châu Phi ngày càng sụt giảm do môi trường sống bị phá hủy. Bên cạnh đó là vấn nạn săn bắn bừa bãi của những kẻ buôn lậu. 

Cá sấu nước mặn


*

Cá sấu nước mặn – sinh vật mạnh nhất vùng đầm lầy


Cá sấu nước mặn là loài bò sát lớn nhất hành tinh. Mỗi năm sinh vật đáng sợ này gây ra cái chết của hơn 2000 người tại những khu vực mà nó sinh sống. Vì vậy không có lý do gì để không đưa cá sấu nước mặn vào danh sách những sinh vật nguy hiểm nhất hành tinh. Theo các nhà khoa học, cá sấu nước mặn là sinh vật săn mồi ven bờ lớn nhất còn tồn tại trên trái đất. Sinh vật này sở hữu cơ thể và sức mạnh áp đảo. Cá sấu nước mặn có kích thước lên đến hơn 6 mét và khối lượng cơ thể hơn một tấn. Là động vật bò sát, cá sấu vừa có thể bơi dưới nước vừa di chuyển trên mặt đất với tốc độ đáng sợ.

Cá sấu nước mặn sinh sống chủ yếu ở vùng cửa sông, đầm lầy, châu thổ và hạ nguồn của các con sông lớn. Chúng phân bố rải rác ở khu vực bờ Đông Ấn Độ, Đông Nam Á và vùng phía Bắc của Australia. Đặc điểm nổi bật của cá sấu nước mặn là bộ hàm chắc khỏe. Bộ hàm vĩ đại của chúng chứa tới 68 chiếc răng sắc nhọn. Lực cắn rơi vào khoảng 5000-6000 pounds/inch vuông. Cú ngoạm của cá sấu nước mặn được cho là có khả năng nghiền nát mọi sinh vật sống trên hành tinh. Sinh vật này trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều loài động và con người ở những nơi chúng sinh sống. 

Kết luận

Trên đây là danh sách những con vật nguy hiểm nhất thế giới được chúng tôi tổng hợp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả! Hẹn gặp lại ở những số tiếp theo cùng quanangiangghe.com!