Mặc dù là giải pháp cần thiết và khá hữu hiệu cho những tình thế “cấp bách”, nhưng hầu hết chị em vẫn thắc mắc uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không? Liệu uống thuốc có gặp tác dụng phụ nguy hiểm nào không?

Bài viết dưới đây được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Trần Thị Thanh Thảo, Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích giúp chị em hiểu rõ uống thuốc ngừa thai khẩn cấp có hại không, cũng như các tác dụng phụ của thuốc gây ra.

Bạn đang xem: Tác hại của thuốc ngừa thai khẩn cấp

*


Thuốc ngừa thai cấp tốc hoạt động như thế nào?

Thuốc ngừa thai cấp tốc là biện pháp thường được sử dụng sau khi phát sinh quan hệ tình dục không an toàn để ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn. Thông thường thuốc được sử dụng ở dạng viên uống.

Khi thuốc được đưa vào cơ thể, các thành phần nội tiết tố có trong thuốc sẽ tác động làm cản trở quá trình rụng trứng ở phụ nữ, từ đó ngăn cản sự gặp gỡ và thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Trong trường hợp trứng đã thụ tinh, thuốc ngừa thai cấp tốc sẽ ngăn không cho nội mạc tử cung thành lập cửa sổ làm tổ – do đó ngăn ngừa việc làm tổ trong lòng tử cung của phôi thai.

ThS.BS Trần Thị Thanh Thảo, Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, thuốc ngừa thai cấp tốc được sử dụng chủ yếu trong 3 trường hợp sau:

Nhóm thứ nhất là người quan hệ không thường xuyên, người không có hoặc không thể sử dụng các biện pháp tránh thai lâu dài như uống thuốc tránh thai hàng ngày, không đặt dụng cụ tử cung hoặc không có sẵn bao cao su… Nhóm thứ hai là người bị cưỡng hiếp, hiếp dâm nên không muốn có thai. Nhóm thứ ba là người sử dụng các biện pháp ngừa thai khác nhưng không thành công, ví dụ như bao cao su bị thủng, tụt bao hoặc quên uống thuốc tránh thai hàng ngày… mà không muốn có con.
*

Thuốc tránh thai khẩn cấp là giải pháp khá hữu hiệu trong trường hợp bao cao su bị thủng mà không muốn có con


Mặc dù thuốc ngừa thai cấp tốc được xem là biện pháp cần thiết và khá hữu hiệu cho những trường hợp được xem là “cấp bách” nhưng vẫn có ngoại lệ. Thống kê cho thấy, khoảng 1-2 người trong số 100 phụ nữ uống thuốc ngừa thai cấp tốc vẫn mang thai mặc dù đã uống thuốc trong vòng 72 giờ đầu tiên sau phát sinh quan hệ tình dục không được bảo vệ.

Thêm vào đó, không phải tất cả phụ nữ đều có thể sử dụng thuốc ngừa thai cấp tốc, hay nói cách khác, thuốc ngừa thai cấp tốc không phù hợp cho tất cả mọi người. “Với phụ nữ có dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc đang có bệnh lý, bản thân và gia đình có tiền sử bệnh lý… không nên uống thuốc ngừa thai cấp tốc. Thay vào đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn biện pháp ngừa thai khác phù hợp hơn”, bác sĩ Trần Thị Thanh Thảo khuyến cáo. (1)

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không? Tác dụng phụ là gì?

Bác sĩ Trần Thị Thanh Thảo cho biết, uống thuốc tránh thai khẩn cấp cho hiệu quả ngừa thai khá cao và nhanh chóng, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều tác hại của thuốc ngừa thai khẩn cấp nếu chị em uống sai cách. Chính vì thế, các chuyên gia Sản Phụ khoa và nhà sản xuất thuốc đều nhấn mạnh không nên lạm dụng thuốc, chỉ nên sử dụng trong những trường hợp thật sự cần thiết. Tốt nhất cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định biện pháp ngừa thai an toàn hơn.

Một số tác hại của uống thuốc ngừa thai khẩn cấp mà chị em cần biết: (2)

1. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất của uống thuốc tránh thai cấp tốc. Chị em có thể bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt từ lần đầu tiên uống thuốc hoặc đã uống nhiều lần bởi thành phần có trong thuốc gây ức chế hormone sinh dục nữ, ngăn cản sự rụng trứng, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.

Tùy vào cơ địa mỗi người mà chị em có thể gặp tình trạng rối loạn khác nhau, có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn so với chu kỳ bình thường. Tuy nhiên, nếu chu kỳ đến muộn hơn 1 tuần, chị em nên dùng que thử thai hoặc thăm khám với bác sĩ để làm các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định chính xác có mang thai hay không.


*

Sau khi uống thuốc, nếu chu kỳ kinh nguyệt đến muộn hơn bình thường 1 tuần chị em nên dùng que thử thai hoặc thăm khám để kiểm tra


2. Xuất huyết tử cung bất thường

Một số trường hợp chị em có thể thấy ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Đây là tác dụng thường gặp của thuốc tránh thai, chị em không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng chảy máu kéo dài hơn 2 ngày, chị em cần thăm khám để được xử lý. Xuất huyết tử cung bất thường cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Chóng mặt và buồn nôn

Khoảng 50% trường hợp gặp tác dụng phụ này. Thông thường, triệu chứng này sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần hoặc có thể sớm hơn.

Nếu gặp tình trạng buồn nôn và nôn kéo dài, đầu tiên chị em cần xem lại chế độ ăn uống của mình, loại bỏ những loại thực phẩm dễ gây khó tiêu, gây kích ứng khỏi thực đơn. Nếu vẫn không cải thiện, chị em có thể thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó có hướng xử trí hiệu quả hơn.

4. Đau bụng dưới

Số ít trường hợp chị em bị đau bụng đột ngột ở vùng bụng dưới. Lúc này, chị em cần thăm khám với bác sĩ để được chỉ định các xét nghiệm cần thiết, xác định chính xác tình trạng bệnh, tầm soát mang thai ngoài tử cung – một biến chứng có thể gặp nếu ngừa thai thất bại sau sử dụng ECPs.


*

Thai ngoài tử cung – một biến chứng có thể gặp nếu ngừa thai thất bại sau sử dụng ECPs


5. Tác dụng phụ kéo dài

Thuốc ngừa thai khẩn cấp chỉ nên sử dụng trong thời gian quy định với liều lượng phù hợp. Nhiều chị em nôn nóng lạm dụng thuốc có thể khiến cơ thể không dung nạp thuốc, dẫn đến các tác dụng phụ kéo dài như:

Tăng cân không kiểm soát; Rối loạn huyết áp và hô hấp; Căng thẳng, stress, trầm cảm.

Trong trường hợp chắc chắn đã mang thai hoặc nghi ngờ đang mang thai, chị em không nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp bởi có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn giải pháp an toàn.

Những ai không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp?

Đa số phụ nữ đều có thể uống thuốc tránh thai khẩn cấp, bao gồm cả những trường hợp không thể sử dụng các biện pháp ngừa thai nội tiết tố khác như uống thuốc tránh thai hàng ngày, sử dụng miếng dán tránh thai… (3)

Tuy nhiên, chị em không nên sử dụng thuốc nếu có một trong các yếu tố nguy cơ sau:

Cơ địa dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc; Tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu bản thân hoặc gia đình có tiền sử bệnh tim mạch, hệ tuần hoàn, cục máu đông hoặc đột quỵ.

Bác sĩ Trần Thị Thanh Thảo cho biết, thuốc tránh thai cấp tốc chỉ nên dùng trong những tình huống thỉnh thoảng quan hệ tình dục không được bảo vệ, không nên dùng cho trường hợp có quan hệ tình dục thường xuyên bởi thuốc sẽ không phát huy hiệu quả. Với trường hợp quan hệ thường xuyên, chị em nên tham khảo các biện pháp ngừa thai liên tục khác để đạt hiệu quả.


*

Chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp ngừa thai hiệu quả và an toàn


Ngoài ra, thuốc sẽ có hiệu quả thấp hơn ở phụ nữ béo phì hoặc thừa cân. Một thử nghiệm lâm sàng trên phụ nữ uống thuốc chỉ chứa Progestin cho kết quả, phụ nữ béo phì (BMI>30) có nguy cơ mang thai cao gấp 3 lần so với phụ nữ không béo phì mặc dù uống thuốc đúng cách.

Với phụ nữ béo phì hoặc thừa cân, các chuyên gia Sản Phụ khoa khuyến cáo nên sử dụng dụng cụ tử cung chứa đồng (vòng tránh thai) để cho hiệu quả ngừa thai tốt hơn. Dụng cụ tử cung chứa đồng cũng là một trong những biện pháp ngừa thai khẩn cấp, có thể cho hiệu quả ngừa thai lên đến 99% và kéo dài hiệu quả ngừa thai đó lên đến ít nhất 10 năm.

Một số lưu ý trong việc sử dụng thuốc an toàn

Hiện nay, chị em rất dễ mua được thuốc tránh thai khẩn cấp vì được bán ở nhà thuốc tây mà không cần bác sĩ kê đơn. Bác sĩ Trần Thị Thanh Thảo, để tránh được những tác hại của thuốc ngừa thai khẩn cấp, chị em cần tìm hiểu rõ về thuốc, các khuyến cáo cũng như chống chỉ định (đặc biệt là trẻ vị thành niên). Cần thận trọng chỉ nên sử dụng tối đa 2 viên/tháng để tránh những tác hại nghiêm trọng.

Nếu dùng quá liều lượng khuyến cáo, chị em cần chú ý những dấu hiệu khác lạ trong cơ thể để thăm khám sớm, có can thiệp xử trí kịp thời để ngăn chặn các nguy hiểm xảy ra.

Cần lưu ý, thuốc chỉ phát huy hiệu quả ngừa thai trong khoảng thời gian quy định. Ví dụ, loại thuốc 72 giờ chỉ cho hiệu quả bảo vệ trong vòng 72 giờ sau khi uống.

Đặc biệt, uống thuốc tránh thai không giúp chị em loại trừ nguy cơ mắc các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục (STDs). Do đó, để chủ động ngừa thai và ngăn ngừa STDs, chị em hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn biện pháp ngừa thai phù hợp và hiệu quả hơn, cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Thuốc tránh thai khẩn cấp không thể bảo vệ chị em khỏi nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Cách tốt nhất, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn biện pháp ngừa thai hiệu quả và an toàn nhất.

Xem thêm: Cách Active Lại Sim Ghép 4G Cho Iphone Lock Mới Nhất 2020, Cách Active Lại Sim Ghép 4G Cho Iphone Lock

Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm đồng hành cùng phụ nữ trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình sẽ tư vấn cho chị em giải pháp tốt nhất.

Để được tư vấn và thăm khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:


HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội TP.HCM: 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Hy vọng thông qua những tác hại của thuốc ngừa thai khẩn cấp, chị em đã biết được uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại hay không để có sự lựa chọn an toàn. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!