Say tàu xe là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, nhất là với bà bầu. Vậy làm thế nào để bà bầu không bị say xe? Bài viết dưới đây, Bảo Hà Spa đã tổng hợp lại những cách chống say tàu xe cho bà bầu an toàn, hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc. Cùng tìm hiểu ngay nhé!


Bà bầu có nên dùng miếng dán chống say tàu xe?

Miếng dán chống say tàu xe được cho là phương pháp chống nôn trớ, mệt mỏi cho những người hay say tàu xe. Tuy nhiên, miếng dán chống say xe cho bà bầu có tốt không?

Theo chia sẻ từ chuyên gia, phụ nữ mang thai không nên sử dụng miếng dán say tàu xe. Bởi thành phần có trong miếng dán say xe khi ngấm vào da, có thể dẫn đến tình trạng dị ứng. Đặc việt với những mẹ bầu thường xuyên say xe khi di chuyển, sử dụng miếng dán chống say tàu xe rất dễ bị dọa sảy thai (nhất là kỳ tam cá nguyệt thứ nhất)

Chữa say tàu xe cho bà bầu bằng lá trầu không

Nghe có vẻ lạ, song đây lại là cách chống say tàu xe cho bà bầu hiệu quả. Lá trầu không là nguyên liệu dễ kiếm, sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và không buồn nôn nữa.

Bạn đang xem: Thuốc say xe dành cho bà bầu

Để thực hiện cách chữa say xe cho bà bầu trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 hay những dịp du lịch hè sắp tới này, hãy thực hiện như sau:

Chuẩn bị từ 5 lá trầu không, rửa sạch, để ráo nước.Trước khi lên xe từ 5-7 phút, lấy 3 lá trầu không vò nát, đắp vào vùng rốn để làm ấm bụng. Sử dụng khăn sạch hoặc băng dán để cố định trầu không bị rơi.Còn 2 lá bạn cầm tay, khi nào xe xuất phát thì cho lên mũi ngửi. Mùi hương của lá trầu không sẽ lấn át mùi xăng xe.
*
Khi bà bầu bị say tàu xe, hãy bấm huyệt nội quan và huyệt hợp cốc sẽ giảm cảm giác buồn nôn.

Chọn vị trí ghế ngồi trước

Chọn vị trí ghế ngồi trước là một trong những cách chống say tàu xe cho bà bầu. Phụ nữ mang thai được khuyên ngồi ở vị trí ghế trước để không bị xóc. Trong hành trình nếu vẫn cảm thấy choáng váng, bạn hãy nhắm mắt và hít thở thật sâu. Lưu ý, bạn nên hạn chế nhìn vào những vật có cự ly gần. Hãy cố gắng nhìn ra không gian rộng, điểm càng xa càng tốt.

Nếu bạn chuẩn bị đi du lịch cùng gia đình vào dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 hay du lịch hè sắp tới này, nên hạn chế những chuyến đi kéo dài trên 6 tiếng. Bởi, nếu ngồi xe lâu, rất dễ bị tụ máu ở chân và khung xương chậu.

Khi đi xe khách, nếu xe có dừng, nên xuống đi bộ nhẹ nhàng cho thoải mải. Ngồi trên xe cũng nên vận động tay chân nhẹ nhàng để đảm bảo máu được lưu thông thoải mái.

Bà bầu nên làm thế nào khi say tàu xe bị nôn?

Nếu trong trường hợp bị nôn, bạn hãy cố gắng nôn cho hết. Sau đó, súc miệng bằng nước lọc. Tuyệt đối không ăn uống bất cứ thứ gì thêm. Bởi, lúc này dạ dày của bạn đang nhận chỉ thị từ não bộ là nôn.

Sau khi cảm thấy cơ thể đã bớt mệt mỏi và hết cảm giác buồn nôn, mẹ hãy ăn thêm một chút thức ăn nhẹ cho dễ tiêu hóa và lấy sức. Không nên uống sữa và những sản phẩm từ sữa dễ gây khó chịu, buồn nôn hơn.

Dù muốn hay không, bạn hãy chuẩn bị trước những chiếc túi bóng nilon để tránh bị động. Trong suốt hành trình nên có sự theo sát của người thân để đảm bảo bà bầu luôn được an toàn và hỗ trợ khi cần thiết.

Uống thuốc say xe có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu uống thuốc say xe có ảnh hưởng đến thai nhi không? Dù là bất kỳ loại thuốc say xe nào trước khi sử dụng cần có sự cho phép của bác sĩ.

Có thai uống thuốc say xe có được không? Hiện nay các bác sĩ vẫn khuyến cáo phụ nữ mang thai sử dụng thuốc say tàu xe để ngăn những cảm giác khó chịu, nôn trớ khi di chuyển. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý những điều sau để tránh những tác dụng phụ không mong muốn:

Chỉ sử dụng những loại thuốc chống say tàu xe không có chứa dimenhydrinate như Dramamine hoặc diphenhydramine như BenadrylTuyệt đối không được phép sử dụng những loại thuốc say xe có chứa Scopolamine. Đây là loại thuốc chống say tàu xe dễ gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi cho bà bầu.

Xem thêm: Combo 3 Cuốn: Bình Luận Khoa Học Hình Sự 2015 Pdf Word, Tôi Yêu Luật

Luôn tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi mua bất kỳ loại thuốc say xe nào.