Trước khi sinh, hầu hết tâm lý của mẹ bầu là lo lắng và sợ hãi. Không biết phải chuẩn bị những gì, băn khoăn giữa những cái nên và không nên khiến mẹ vô cùng lúng túng. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chia sẻ một số lời khuyên bổ ích giúp mẹ an tâm hơn trước khi bước vào cuộc sinh nở đầy thử thách.

Bạn đang xem: Chuẩn bị trước khi sinh mổ

Không nên quá để tâm đến ngày dự sinh 

Ngày dự sinh không phải lúc nào cũng chính xác. Nhiều mẹ lo lắng vì sao đến ngày dự sinh nhưng vẫn không có dấu hiệu sinh. Hoặc 1 – 2 tuần nữa mới đến ngày dự kiến sinh nhưng mẹ lại có dấu hiệu sinh sớm trước 1 – 2 tuần. 

Thực tế ngày dự kiến sinh không phải lúc nào cũng đúng 100% và mẹ không cần lo lắng. Lời khuyên của bác sĩ cho mẹ trước khi sinh là cần khám thai định kỳ để đảm bảo không phát hiện dấu hiệu bất thường gì, thai nhi phát triển tốt. Tránh để tâm lý lo toan ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Trước khi sinh: Có quyết định đúng đắn giữa sinh thường và sinh mổ

Khi mang thai rất nhiều chị em phân vân, không biết nên sinh thường hay sinh mổ để tốt nhất cho mẹ và con. Sau đây là một số kiến thức xoay quanh vấn đề này để mẹ bầu có quyết định đúng đắn trước khi sinh.


Khi nào nên sinh thường

Sinh thường hay còn gọi là sinh đường dưới, là cách sinh tự nhiên của con người. Các chuyên gia nhận định rằng nếu phụ nữ sinh thường được sẽ rất tốt cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, để sản phụ có thể sinh thường được cần phải có những điều kiện nhất định.

Thứ nhất, người sản phụ đó phải theo dõi quản lý thai tốt, sức khỏe của cả mẹ và con đều đảm bảo, mẹ không mắc bệnh lý mãn tính.Thứ hai, trọng lượng thai phù hợp trung bình từ 2,8 – 3,2kg. Trẻ quá nhẹ cân không chỉ định sinh thường vì có thể tử vong do suy hô hấp khi chui đường dưới.Thứ ba, ngôi thai thuận, khung xương chậu của người mẹ tốt.

Ưu điểm của việc sinh thường

Sản phụ trải qua quá trình sinh thường sẽ ít mất máu hơn so với những trường hợp mổ lấy thai. Cũng chính vì vậy mà thời gian hồi phục sẽ diễn ra nhanh hơn, mẹ có thể đi lại, ăn uống và chăm sóc bé sau khi sinh.

Sau khoảng 2 giờ đầu sau sinh là mẹ có thể cho con bú, vì việc tiết sữa vẫn diễn ra nhanh và nhiều như bình thường, từ đó bảo vệ được nguồn sữa mẹ. Việc không phải chịu ảnh hưởng của thuốc gây mê hay gây tê cũng giúp sản phụ tránh được các biến chứng do gây mê – tê và phẫu thuật.

Ngoài ra, khi được sinh thường, tử cung của sản phụ sẽ co hồi tốt hơn, giảm lượng máu mất sau sinh và hạn chế ứ sản dịch. Và hơn hết việc sinh thường theo tự nhiên đem lại cho mẹ những cảm nhận chân thật suốt quá trình sinh nở về diễn biến trong cơ thể lẫn tâm lý.


*

Đau dây chằng tròn là hiện tượng sinh lý bình thường ở bà bầu


Theo các chuyên gia, một đứa trẻ được sinh thường bằng đường dưới sẽ có hệ miễn dịch được kích hoạt tốt hơn so với trẻ sinh mổ. Quá trình trẻ sinh bằng đường dưới được coi như là thử thách đầu đời với trẻ. Lúc bấy giờ, để bé có thể chui được ra ngoài, khi đi qua đường sinh sản thì lồng ngực của bé sẽ phải chịu sức ép nhất định cho nên các dịch trong phổi của trẻ có thể thoát được ra nhiều hơn. Từ đó sau khi ra đời những đứa trẻ sinh thường sẽ linh hoạt hơn một chút so với những đứa trẻ sinh mổ. 

Quá trình sinh thường giúp nang phổi thai nhi đàn hồi, sự co bóp của tử cung cung cấp oxy và các kích tố cho trung tâm hô hấp não thai, giúp hoạt động phổi bé sau khi khóc chào đời tốt hơn, chính vì vậy trẻ sinh thường ít phát sinh hội chứng suy hô hấp . 

Sinh thường do áp lực co bóp của tử cung làm nước ối và chất nhầy ở phổi, khoang miệng, khoang mũi thai nhi tiết ra trong khi mổ đẻ không có tác dụng này. Ngoài ra, bé được tiếp xúc với hệ vi sinh vật đường âm đạo mẹ nên thường tạo được hệ vi sinh đường ruột tốt hơn.

Bé sinh thường được bú mẹ sớm hơn, đủ hơn và sữa mẹ không có tác động của các loại thuốc như trong mổ sinh. Chính vì sản phụ sinh thường có khả năng phục hồi sớm nên trẻ được gần gũi với mẹ sớm hơn, tốt cho sự phát triển về cảm xúc và thể chất cho bé. Vì thế trước khi sinh mẹ nên biết được những lợi ích mà sinh thường mang lại.

Nhược điểm của sinh thường

Lựa chọn sinh thường, thuận theo tự nhiên nên sản phụ sẽ không thể chủ động được ngày sinh của mình và ngày dự sinh thì không phải lúc nào cũng chính xác, chính vì vậy không thể tránh khỏi áp lực về tâm lý tác động đến mẹ trong quá trình chờ đợi.

Người mẹ phải chịu đau khi chuyển dạ sinh mà không phải sản phụ nào cũng chịu đựng được cơn đau này, nếu chuyển dạ kéo dài thì sản phụ bị mất sức là điều không thể tránh khỏi, dẫn đến việc phục hồi sức khỏe chậm.

Sinh thường cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng đến vùng sàn chậu khiến mẹ mắc chứng đi tiểu không tự chủ sau sinh. Nếu cuộc sinh diễn ra khó khăn có thể dẫn đến những thương tổn ở đường sinh dục mẹ như sang chấn ở âm đạo, tầng sinh môn, cổ tử cung hay thậm chí gặp trường hợp vỡ tử cung. 

Trong quá trình sinh nở, nếu không may xảy ra sự cố hay mẹ không đủ sức rặn lúc đó thai nhi đã tụt xuống cổ tử cung, không sử dụng những phương pháp sinh nở khác thay thế được sẽ rất khó xử lý. Lúc bấy giờ sẽ rất nguy hiểm với thai nhi, bác sĩ buộc phải sử dụng một số biện pháp hỗ trợ sinh sản và có thể gây ra những chấn thương chưa thể lường trước được ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi nào nên sinh mổ

Chuyên gia cho biết: “Sản phụ sẽ sinh mổ khi không đủ những điều kiện sinh thường, để đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và bé. Mổ lấy thai thường có chỉ định rất nghiêm ngặt, tuy nhiên vẫn sẽ có những chỉ định tương đối với những trường hợp rất khó khăn khi có con, phụ nữ nhiều tuổi, lâu ngày không sinh”. Một số trường hợp bắt buộc phải mổ đẻ như: ngôi vai, rau tiền đạo, thai quá to, đầu thai quá to… 

*

Ưu điểm của sinh mổ

Đây là phương pháp rất cần thiết đối với các ca sinh khó bắt buộc chỉ định mổ. Lợi ích hàng đầu của sinh mổ là đảm bảo an toàn cho mẹ và con trong những trường hợp không thể sinh được đường dưới được.

Nhược điểm của sinh mổ

Có thể xảy ra các tai biến do gây mê, gây tê như sốc phản vê, tụt huyết áp, hay do phẫu thuật như tụ máu vết mổ, nhiễm trùng vết mổ, dính ruột, viêm dính bàng quang…Mẹ sinh mổ có nguy cơ mất máu nhiều hơn so với sinh thường, từ đó làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.Sẹo mổ trên tử cung sẽ ảnh hưởng lên lần mang thai sau của người phụ nữ, có nguy cơ gặp một số tai biến khi mang thai và chuyển dạ ở lần sau cao hơn.Thời gian hồi phục sau sinh mổ kéo dài hơn so với sinh thường, việc chăm sóc vết mổ cũng phức tạp.Để lại sẹo xấu vùng bụng và có thể bị ngứa mỗi khi thời tiết thay đổiỞ sản phụ sinh mổ, sự tiết sữa sẽ chậm và ít hơn so với sản phụ sinh thường 

Những lưu ý cho sản phụ khi sinh mổ

Sau phẫu thuật mổ lấy thai, nếu sức khỏe tốt, sản phụ nên vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cho cơ thể sớm trở lại bình thường. Vận động giúp cho quá trình co tử cung đào thải sản dịch ra ngoài.

Sau mổ đẻ, sản phụ nên cho con bú càng sớm càng tốt để trẻ được hưởng sữa non giàu dinh dưỡng của mẹ. Cơ chế tiết sữa là sinh lý vì vậy sản phụ sinh mổ vẫn có sữa như những sản phụ sinh thường. 

Chăm sóc vết thương sinh mổ: Băng kín vết mổ trong 24 giờ sau sinh, sau đó bỏ băng để vết mổ được khô ráo. Chăm sóc, sát khuẩn hàng ngày bằng dung dịch Betadine. Rút chỉ sau 1 tuần hoặc 10 ngày (nếu khâu bằng chỉ không tiêu). Hai tuần sau sinh có thể bôi kem Dematiz để chống sẹo lồi.

Xem thêm: Rong Biển Tách Muối Cho Bé Alvin Hộp 10 Gói X 1,5G, Rong Biển Tách Muối Hữu Cơ Alvin

Chuẩn bị bữa ăn dinh dưỡng phù hợp trước khi sinh

Theo Hiệp hội sản phụ khoa Canada (SOGC) nhận định: “Trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ, ăn uống một lượng nhỏ sẽ giúp thai phụ không bị mất nước và giúp bạn duy trì sức mạnh của mình”. Việc này giúp tử cung của bạn hoạt động tốt và mạnh mẽ nhất khi được cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng.

Do vậy, trước khi sinh bạn hãy cố gắng tăng cường dự trữ năng lượng trước khi bước vào ca sinh bằng cách, cứ khoảng một tiếng đồng hồ lại ăn chút đồ ăn nhẹ. Việc chuẩn bị cho mẹ một món ăn nhẹ trước khi sinh con là hoàn toàn cần thiết, việc làm này cung cấp một phần năng lượng cho các bà mẹ cho cuộc lâm bồn.

Tuy nhiên, các mẹ nên tránh các thức ăn có chất béo và khó tiêu. Vì dạ dày quá đầy có thể làm cho bạn nôn mửa khi các cơn co thắt bắt đầu gia tăng. Việc các cơn co thắt liên tục và thở nhanh trong khi sinh có thể khiến cơ thể bạn mất nhiều chất lỏng.