Ếch giun là một sinh vật có thân hình lai giữa 3 loài ếch, giun và rắn. Hình dạng kỳ lạ của chúng khiến nhiều người không khỏi tò mò. Hãy cùng tìm hiểu các đặc điểm, tập tính, môi trường sống của loài động vật hoang dã này.

Bạn đang xem: Rắn trun đĩa có độc không

*
Ếch giun là một loài động vật lưỡng cư lai giữa ếch – giun – rắn

Mô tả đặc điểm của ếch giun

Ếch giun là một loài động vật lưỡng cư này có tên khoa học là Ichthyophis glutinosus. Cũng thuộc họ Ếch giun (Ichthyophis) và bộ không chân.

Tên gọi ếch giun xuất phát từ hình dáng rất kỳ lạ của loài động vật hoang dã này. Chúng không giống bất kỳ loài ếch nào khác bởi vì trên cơ thể của sinh vật này không có chân.

Ngoại hình của nổi bật nhất của loài ếch giun là chúngtrông giống như một cá thể giun khổng lồ với chiều dài có thể lên tới 40cm. Trên thân hình của chúng có 2 sọc màu vàng bên cạnh sườn nổi bật giữa làn da màu nâu đất, điều này càng làm tăng thêm độ hấp dẫn của sinh vật này.

Với khoảng 300 nếp gấp ngang trên da khiến cho vẻ ngoài của loài ếch giun được phân chia đều. Phần đầu của chúng hơi dẹp, miệng nhọn và 2 xúc tu nhỏ gần 2 mắt. Đôi mắt nhỏ như 2 chấm đen và không có lông mi.

Ngoài ra, chiếc đầu ngoe nguổi kết hợp với phần thân giống loài bò sát của sinh vật này khiến nhiều người lầm tưởng ếch giun là một loài rắn độc có màu sắc bắt mắt.

Chình vì những nguyên nhân trên mà ếch giun thường được người dân cho rằng đây là một loài giun khổng lồ hoặc là loài rắn độc ít gặp. Tuy nhiên, thực chất thì chúng lại là một loài động vật thuộc họ ếch.

Hình dạng lai giữa ếch, giun và rắn của sinh vật này làm cho rất nhiều người tò mò và ếch giun được coi là một loài động vật kỳ lạ nhất thế giới.

Tập tính sống của ếch giun

Ếch giun thường hoạt động vào cả ban ngày và ban đêm. Chúng có khả năng thích nghi rất tốt với những thay đổi của môi trường sống.

Thức ăn chủ yếu của loài ếch giun thường ăn giun đất và các loài động vật không xương sống có kích thước nhỏ. Khi tìm được giun đất, chúng sẽ bò vào trong hang, tấn công con mồi bằng cách siết chặt chúng. Hành vi săn mồi của chúng cũng giống như một số loài bò sát khác như rắn, trăn.

Những nơi đất xốp hoặc dưới các lớp lá cây ở rừng nhiệt đới là nơi mà ếch giun thường sinh sản. Mỗi lần sinh sản, cá thể cái thường đẻ khoảng 30 trứng.

Không chỉ đặc biệt về ngoại hình, cá thể ếch giun cái còn được coi là một bà mẹ nặng tình trong giới các loài động vật lưỡng cư. Sau khi đẻ, những cá thể cái sẽ cuộn tròn quanh trứng để bảo vệ chúng khỏi bị khô và điều tiết nhiệt độ phù hợp để tạo điều kiện tốt nhất cho ếch giun non phát triển.

Ấu trùng ếch giun khi mới nở sẽ dài khoảng từ 7 – 11cm (2.8 – 4.3in). Những con ấu trùng sẽ chui ra khỏi hang và tìm đến các ao hồ hoặc dòng nước được tạo ra sau những cơn mưa vùng nhiệt đới.

*
Hình ảnh ếch giun cuộn tròn để bảo vệ trứng

Ở giai đoạn nòng nọc, chúng sẽ có hai mang ở cổ. Khi trưởng thành, những chiếc mang này sẽ bị tiêu biến và ếch giun sẽ hô hấp qua mũi.

Môi trường sống của ếch giun

Ếch giun phân bố chủ yếu ở các nước vùng Nam Á, Đông Nam Á như Sri Lanka, Ấn Độ, Vân Nam (Trung Quốc), Việt Nam, Campuchia,…

Tại nước ta, ếch giun được tìm thấy tại Tam Đảo, Kon Tum, Gia Lai, U Minh, Cát Tiên, Tây Ninh.

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện thêm 3 loài mới ở nước ta là ếch giun Cát Lộc (Ichthyophis catlocensis), ếch giun Cardamom (Ichthyophis cardamomensis) và Cha Lo (Ichthyophis chaloensis).

Môi trường sống ưa thích của ếch giun là các vùng đất ẩm thấp ở rừng nhiệt đới, cận nhiệt đới, khu đầm lầy ngập nước và đồng cỏ. Những khu vực có độ cao dưới 1400m so với mực nước biển cũng thường xuyên xuất hiện loài động vật kỳ lạ này.

Ếch giun thường ẩn nấp dưới các lớp lá cây hoặc những nơi đất xốp. Khi phát hiện kẻ thù, chúng sẽ tự vệ bằng cách trốn vào các khe đất.

Bảo tồn loài ếch giun

Mặc dù không bị đe dọa bởi nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trái phép nhưng số lượng loài ếch giun cũng đang giảm dần qua mỗi năm.

*
Hội nghị Hà Nội về chống buôn bán động vật hoang dã trái phép

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do môi trường sống của ếch giun đang ngày càng bị thu hẹp, cụ thể là:

Rừng bị tàn phá bởi các hoạt động phát triển kinh tế của con người. Hoạt động trồng trọt và canh tác nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật làm cho các cá thể ếch giun và trứng của chúng bị tiêu diệt. Hóa chất cũng khiến đất đai không còn tơi xốp nên sinh vật này không có nhiều nơi để trú ẩn. Môi trường sống của ếch giun trong thiên nhiên bị thu hẹp dần do thiên tai và lũ lụt xảy ra thường xuyên bởi biến đổi khí hậu.

Do sự suy giảm nhanh chóng về số lượng nên năm 2000, ếch giun đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam – danh sách loài động vật cần phải được bảo vệ. Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên cũng đã liệt kê loài động vật này vào danh sách các loài bị đe dọa của IUCN.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật hoang dã, ngày 17 và 18 tháng 11 năm 2016, Hội nghị Hà Nội về chống buôn bán động vật hoang dã trái phép đã diễn ra. Với sự tham dự của các nhà lãnh đạo toàn cầu, Hội nghị đã đưa ra nhiều biện pháp để chấm dứt tình trạng này. Đặc biệt cần phải có những chế tài mạnh mẽ hơn để xử lý những kẻ buôn bán động vật hoang dã. Đó cũng là nội dung trong bài viết https://news.mongabay.com/2016/12/signatories-to-hanoi-statement-urged-to-do-more-to-combat-illegal-wildlife-trade/

Cùng với đó thì người dân cũng cần có ý thức hơn trong việc bảo tồn loài ếch giun nói riêng và động vật hoang dã nói chung. Đặc biệt là không làm hại và sử dụng các sản phẩm từ những loài động vật này.

Xem thêm: Giọng Hát Việt Nhí 2016 Liveshow 4, Liveshow 4 The Voice Kids

Trên đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm, tập tính và môi trường sống của ếch giun – một loài đang cần được bảo vệ. Hy vọng qua bài viết này thì bạn đọc sẽ có thêm được những kiến thức bổ ích và hiểu được tầm quan trọng của việc chống buôn bán động vật hoang dã trái phép.