Huyện Đô Lương - Nghệ An

Đô Lương là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam. Huyện Đô Lương có diện tích 350,433 km2, dân số 193.890 người (năm 2010). Vị trí địa lý của huyện Đô Lương như sau: Bắc: giáp huyện Tân Kỳ, Anh Sơn; Nam: giáp huyện Nam Đàn, Nghi Lộc; Đông giáp huyện Yên Thành; Tây giáp huyện Anh Sơn, Thanh Chương.

Bạn đang xem: Huyện đô lương nghệ an

*
Nghệ An

Đô Lương là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam. Huyện Đô Lương có diện tích 350,433 km2, dân số 193.890 người (năm 2010). Vị trí địa lý của huyện Đô Lương như sau: Bắc: giáp huyện Tân Kỳ, Anh Sơn; Nam: giáp huyện Nam Đàn, Nghi Lộc; Đông giáp huyện Yên Thành; Tây giáp huyện Anh Sơn, Thanh Chương.

Đô Lương là vùng đất văn hoá, nổi tiếng hiếu học, chính những tên đất, tên làng Bạch Ngọc, Văn Khuê, Văn Lâm, Văn Tràng, Rú Bút, Hòn Nghiên, Hòn Mực.v.v...từ lâu đã được nhân dân hình tượng hoá thể hiện sự khát vọng vươn tới và thích học hành, đỗ đạt khoa bảng, với triết lý "học để biết, biết để làm người" điều đó lại được chắt lọc chưng cất qua bao thế hệ trở thành truyền thống hiếu học và tôn trọng nhân tài của nhân dân Đô Lương ngày nay.

Đô Lương có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như hang Mặt Trắng, đập Đá Bàn (Bài Sơn), đập Khe Du (Hoà Sơn), đập Khe Ngầm (Lam Sơn), Đập Ba ra Đô Lương, Khu du lịch nước khoáng nóng (Giang Sơn Tây)... Những thắng cảnh thiên nhiên là những công trình kinh tế phục vụ đời sống con người. Bên cạnh đó là hệ thống các khu di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như Đền Quả, Đền Đức Hoàng, nhà thờ Nguyễn Cảnh Hoan, Nhà thờ Thái phó Thái Bá Du,Đền tiên đô, Nhà thờ Họ Hoàng Trần và Đình Phú Nhuận ở Đặng sơn, khu di tích Truông Bồn... tạo thành khu du lịch văn hoá, sinh thái hấp dẫn.

Có nhiều di tích, đền đài được nêu trong các bản khai của địa phương vào năm 1937 với Viện Viễn đông Bác Cổ, được liệt kê trong Đồng Khánh địa dư chí như: đền Khai Long ở thôn Đông Bích (thờ Khai Long sứ quân và Nguyễn Cảnh Mô), đền Bà chúa Nhâm ở xã Hoà Sơn, đền Nghiêm Thắng xã Đông Sơn (thờ Trịnh Bá Tương - văn thần đời Lê), Đền Đông Trung xã Đông Sơn (thờ Trần Kim Vĩnh - thần khai canh), Đền Kẻ Cà ở làng Yên Thạch, tổng Bạch Hà, nay là xã Thái Sơn (thờ Nguyễn Quang Thiều), đền Đặng Thượng (thờ Cao Sơn Cao Các hay gọi Đền Cả), Đền Tiên Đô (Tiên Đô Miếu linh tự) xã Đặng Sơn nơi thờ 3 vị thần Bản cảnh thành Hoàng: Mạc Đăng Lượng, Hoàng Trần Ích, Hoàng Bá Kỳ; Đền phủ Nghè Ná thờ Thành Hoàng ngài Hoàng Bá Kỳ ở Thôn Khả phong trên sân vận động xã Nam sơn hiện nay, đền Bụt Đà ở xã Đà Sơn (thờ đức Thánh Thiên Giám), đền Thuần Trung (thờ Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Mô), đền Nại Lăng (thờ Thái gia linh ứng tôn thần), đền Phúc Đồng ở xã Liên Sơn (cũ) nay là thị trấn Đô Lương, đền Đào Giang (thờ Thái Đăng Khoa), đền Bần Xá (thờ Phụ quốc quế linh tôn thần), Đền Nhà Vi ở xã Đông Sơn.

Di tích lịch sử văn hóa

Di tích do Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận, gồm có:

Ba ra Đô Lương là một công trình thủy lợi do Pháp xây dựng đầu thế kỷ 20, có công của hoàng thân Xuphanuvông, sau này là chủ tịch nước Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Bán Quần Áo Trên Mạng, Hướng Dẫn Bán Quần Áo Online Thành Công Nhất

Đô Lương thường được nhắc đến như nơi có nghề làm nồi đất truyền thống ở Trù Sơn, với phương pháp làm đơn giản nhưng sản phẩm phong phú và đa dạng như: niêu cơm, chõ xôi, ấm sắc thuốc, đặc biệt niêu đất của Trù Sơn đã đến với mảnh đất Vũ Đại để làm nên món cá kho nổi tiếng tại quê hương nhà văn Nam Cao. Ở Đà Sơn, Lưu Sơn, Tràng Sơn nghề đóng góp nhiều thu nhập cho nhân dân là nghề làm bánh đa (tiếng địa phương gọi là "bánh khô") hay làm kẹo lạc, kẹo cu đơ. Làng nghề Vĩnh Lộc, thị trấn Đô Lương đã được ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An công nhận làng nghề truyền thống với sản phẩm là kẹo lạc, kẹo dồi, bánh ong. Ở xã Đà Sơn còn có nghề làm gạch ngói tại làng Phượng Kỷ, nghề đan lát ở xóm Giáo Đà Lam. Ở xã Đặng sơn nghề Đan lát, trồng dâu nuôi tằm. Hầu như khắp nơi trên đất Đô Lương đều có người làm mộc, từ những dụng cụ trong nhà cho đến những đồ thủ công mỹ nghệ.